Vectơ cường độ điện trường gây bởi 1 hệ vật mang điện Cường_độ_điện_trường

Xét một hệ điện tích điểm q 1 {\displaystyle q_{1}\,} , q 2 {\displaystyle q_{2}\,} ,..., q n {\displaystyle q_{n}\,} được phân bố không liên tục trong không gian. Để xác định vectơ cường độ điện trường tổng hợp E → {\displaystyle {\vec {E}}} tại một điểm M {\displaystyle M\,} nào đó trong điện trường của hệ điện tích điểm đó, ta tưởng tượng đặt tại M {\displaystyle M\,} một điện tích q 0 {\displaystyle q_{0}\,} . Theo đó, lực tổng hợp tác dụng lên q 0 {\displaystyle q_{0}\,} bằng:

F → = ∑ i = 1 n F i → {\displaystyle {\vec {F}}=\sum _{i=1}^{n}{\vec {F_{i}}}\,}

Trong đó F i → {\displaystyle {\vec {F_{i}}}} là lực tác dụng của q i {\displaystyle q_{i}\,} lên q 0 {\displaystyle q_{0}\,} .

Như vậy, vectơ cường độ điện trường tổng hợp tại M {\displaystyle M\,} bằng:

E → = F → q 0 = ∑ i = 1 n F i → q 0 = ∑ i = 1 n F i → q 0 {\displaystyle {\vec {E}}={{\vec {F}} \over q_{0}}={{\sum _{i=1}^{n}{\vec {F_{i}}}} \over q_{0}}=\sum _{i=1}^{n}{{\vec {F_{i}}} \over q_{0}}\,}

Nhưng F i → q 0 = E i → {\displaystyle {{\vec {F_{i}}} \over q_{0}}={\vec {E_{i}}}\,} chính là vectơ cường độ điện trường do điện tích q i {\displaystyle q_{i}\,} gây ra tại M {\displaystyle M\,} nên:

E → = ∑ i = 1 n E i → {\displaystyle {\vec {E}}=\sum _{i=1}^{n}{\vec {E_{i}}}\,}

Từ công thức trên, ta có thể phát biểu:

Vectơ cường độ điện trường gây bởi một hệ điện tích điểm bằng tổng các vectơ cường độ điện trường gây ra bởi từng điện tích điểm của hệ.

Đó chính là phát biểu của Nguyên lý chồng chất điện trường.